THAM GIA TỐ TỤNG

Gia đình tôi đã nhiều lần yêu cầu ông An trả lại GCNQSDĐ nhưng ông không thực hiện. Vì vậy, tôi đã khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu ông An trả lại giấy tờ này. Tuy nhiên, Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện, với lý do rằng tranh chấp này không thuộc phạm vi giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Khi xảy ra tranh chấp về phân chia di sản thừa kế, trước khi di sản được phân chia cho những người thừa kế thì người quản lý di sản sẽ là người quản lý, gìn giữ và bảo vệ. Trong trường hợp này, việc xác định công sức của người quản lý di sản và trả thù lao, chi phí cho họ như thế nào là một vấn đề pháp lý quan trọng cần giải quyết khi giải quyết tranh chấp thừa kế.

Em trai em và nhóm bạn có cùng nhau đánh hội đồng một người, họ báo công an nên em trai em bị khởi tố theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Vì gia đình không có tiền bồi thường nên em trai em phải đi tù 3 năm. Trong nhóm đánh nhau có 2 người bỏ trốn, công an không bắt được nên chưa bị xử lý và đã tách vụ án để xử riêng. Tết năm nay công an mới bắt được 2 người đó về quê ăn tết nên vụ án được mở lại,

Trong bối cảnh hội nhập và di cư ngày càng phổ biến, không ít cặp vợ chồng rơi vào tình huống một bên muốn ly hôn nhưng người kia đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài. Khi đó, việc thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương trong trường hợp này khiến nhiều người gặp khó khăn. Trong bài viết dưới đây, Luật Sao Việt sẽ phân tích một vài vấn đề cần lưu ý quan trọng, là những vướng mắc thường gặp trong thực tế...

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp vợ chồng được cha mẹ hai bên cho tài sản giá trị lớn như quyền sử dụng đất, vàng bạc, cổ phần trong công ty,... để làm sính lễ hoặc của hồi môn cho con cái. Những tài sản này nếu phải chia khi ly hôn sẽ được chia theo tỷ lệ như thế nào? Đây có lẽ cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Vì vậy, cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật Sao Việt nhé!

Tôi cho bạn tôi vay tiền có giấy tờ nhưng trong giấy vay tiền không có thời hạn vay mà chỉ ghi lãi, do tin tưởng nên chúng tôi chỉ thoả thuận bằng miệng mà không viết vào giấy vay. Nay đã đến thời hạn trả nợ mà hai bên thoả thuận miệng, nhưng phía bên vay không thực hiện việc trả nợ và cũng chỉ trả lãi cho tôi được 1 năm. Hiện giờ gia đình tôi đang rất khó khăn cần tiền muốn yêu cầu bên vay trả tiền thì có đòi được không?

Hiện nay, chúng tôi đang có nhu cầu tuyển dụng một đội ngũ người lao động là người nước ngoài để tham gia giảng dạy tại trung tâm. Mong Luật sư giải đáp, pháp luật quy định như thế nào và chúng tôi cần đáp ứng điều kiện gì để có thể sử dụng giáo viên nước ngoài tại trung tâm của mình?

Ngày 07/3/2024, Anh K điều khiển xe mô tô gây tai nạn, hậu quả ông C bị thương nặng, tỷ lệ thương tích 96% và chết sau 4 tháng điều trị. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, chỉ có anh K, chị H ngồi trên xe cùng và ông C. Ông C là người có tiền sử bệnh tâm thần. Sau khi xảy ra tai nạn, anh K đưa ông C đi bệnh viện cấp cứu, hai bên thống nhất thỏa thuận với nhau và không báo Công an làm việc. Tuy nhiên, quá trình thỏa thuận không thành nên ngày 28/3/2024 gia đình ông C mới báo Công an.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số vướng mắc trong quy định hiện hành về vấn đề hoàn trả chi phí đào tạo nghề. Từ đó, đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Chồng tôi là ngư dân; hơn 10 năm trước mất tích trong một trận bão lớn. Hết hy vọng nên cách đây vài năm, tôi đã nộp đơn yêu cầu Tòa án ra tuyên bố chồng tôi đã chết để có cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, nay chồng tôi bất ngờ trở về. Trong hoàn cảnh này, tôi băn khoăn không biết pháp luật sẽ xác định lại quan hệ tài sản giữa tôi và chồng ra sao? Rất mong Công ty Luật Sao Việt tư vấn giúp tôi về vấn đề này.

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer